Bình Định: “Tàu 67” nằm bờ chờ… mẫu lưới

Con tàu vỏ thép đầu tiên của Bình Định đóng theo Nghị định 67 của Chính phủ dự kiến vươn khơi vào giữa tháng 9 nhưng đến nay vẫn phải nằm bờ vì chưa có… lưới.

tàu Hải Cảng 1
Ngư dân Nguyễn Việt Hằng buồn bã nhìn tàu Hải Cảng 1 chưa thể ra khơi

Ngư dân Nguyễn Việt Hằng, chủ tàu Hải Cảng 1 số hiệu BĐ 99009 đóng bằng vỏ sắt, trị giá 18 tỷ đồng, than thở: “Mọi thủ tục đã xong hết rồi, thuyền viên cũng sẵn sàng nhưng vẫn chưa có… lưới để ra khơi. Thường thì lưới làm trước hoặc đồng bộ khi con tàu được hoàn tất và bàn giao, đằng này tàu bàn giao gần cả tháng nhưng vẫn không có lưới”. 

Tàu BĐ 99009 được đóng theo mẫu tàu đánh cá lưới vây, công suất 880CV, tốc độ 12 hải lý/giờ, hoạt động trong điều kiện gió cấp 8, thời gian hoạt động 30 ngày liên tục. Đồng thời được trang bị hiện đại với đầy đủ hệ thống cứu sinh, cứu hỏa và hầm bảo quản hải sản tiên tiến nhất. Ông Hằng nhẩm tính, con tàu trị giá 18 tỷ đồng vay trong thời hạn 11 năm (1 năm ân hạn) thì trung bình mỗi quý ông phải trả cả gốc lẫn lãi 425 triệu đồng. “Bản thân tôi đủ khả năng mua lưới cụ nhưng theo quy định của Nghị định 67 thì tàu phải sử dụng mẫu lưới do Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định đặt hàng cho Trường Đại học Thủy sản Nha Trang thiết kế. Thế nhưng, đến nay mẫu lưới thiết kế vẫn còn nằm…  đâu đó”, ông Hằng tự sự.

Theo ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định, khi triển khai Nghị định 67, Bộ NN-PTNN có quy định khi ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép và mua lưới cụ thì phải có mẫu ngư lưới cụ được phê duyệt. Tuy nhiên, bộ lại không quy định rõ đơn vị nào được phê duyệt nên phải làm báo cáo gửi bộ. “Hiện, đã có mẫu lưới cho tàu vỏ thép do Trường ĐH Thủy sản Nha Trang thiết kế và ngành chức năng trong tỉnh đã thẩm định xong nhưng vẫn phải chờ ý kiến ngoài bộ. Nếu bộ đồng ý để Sở NN-PTNT tỉnh chịu trách nhiệm về mẫu lưới thì chúng tôi sẽ phê duyệt ngay để ngân hàng giải ngân, ngư dân nhanh chóng được vươn khơi”, ông Hổ nói.

Ngoài vướng mắc về ngư lưới cụ, chủ tàu vỏ sắt đầu tiên ở Bình Định còn canh cánh nỗi lo khác là tìm chỗ đậu lâu dài cho tàu. Ông Hằng cho biết: Trước khi hạ thủy tàu, tôi đã làm việc với Hải đoàn 48 cho thuê đậu tạm, đóng phí hàng ngày nhưng vì ưu tiên cho tàu cảnh sát biển nên tôi phải chuyển tàu vào đậu tại khu vực cảng cá Quy Nhơn. Nhưng nơi này cũng đang quá tải nên Ban quản lý cảng cá vừa thông báo phải dời tàu đi chỗ khác. Hiện tôi đang năn nỉ họ cho đậu nhờ thêm vài ngày nữa, chờ ở Hải đoàn 48 trống chỗ thì xuống. “Khi hạ thủy con tàu tôi sung sướng bao nhiêu thì giờ lại lo lắng bấy nhiêu”, ông Hằng than phiền.

Báo Sài Gòn Giải Phóng, 07/10/2015
Đăng ngày 08/10/2015
Trọng Kiên
Đánh bắt

Những người gác đèn thầm lặng giữa biển khơi

Đối với những người đi biển, sau những ngày dài đánh bắt thuỷ sản trên biển, sau màn đêm đen bao phủ, khi họ nhìn thấy hải đăng tức là nhìn thấy nhà.

Người gác đèn hải đăng
• 14:38 27/01/2023

Cùng ngư dân vươn khơi, bám biển

"Trước lá cờ Tổ quốc, ngư dân chúng tôi đồng lòng, phấn đấu vượt qua sóng gió muôn trùng để vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo đất nước. Mọi khó khăn, vất vả rồi cũng qua đi, lá cờ Tổ quốc vẫn mãi tung bay trước mũi tàu, cùng ngư dân vươn khơi, bám biển"

trao cờ cho ngư dân
• 13:32 17/06/2022

Tư duy hướng biển

"Tư duy hướng biển” được xác định là cơ sở để phát triển kinh tế biển và xa hơn với nhiều lĩnh vực. Ở Quảng Nam, tâm thức biển không chỉ tồn tại trong hành trình lịch sử vùng đất mà hướng biển và làm chủ biển luôn là trăn trở...

biển đảo
• 16:57 07/06/2022

Yêu cầu Trung Quốc không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam

Trước thông tin cuộc tập trận kéo dài 10 ngày trên Biển Đông, Việt Nam đề nghị Trung Quốc tôn trọng và không vi phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, không có hành động làm phức tạp tình hình.

Lê Thị Thu Hằng
• 10:50 08/03/2022

Một số quy định mới về xử phạt vi phạm bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Ngày 05 tháng 4 năm 2024, Chính phủ ban hành Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Theo đó Nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 20/5/2024. Đối với lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quy định xử phạt vi phạm cụ thể như sau:

Đánh bắt cá
• 10:28 10/05/2024

Sử dụng đèn LED chuyên dụng trên tàu cá

Hiện nay, việc sử dụng đèn LED trong khai thác thủy sản chưa phổ biến và còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Ngư dân vẫn dùng đèn huỳnh quang, bóng đèn led cao áp như một thói quen, do còn e ngại vào những thiết bị, giải pháp mới, chi phí đầu tư lớn,…

Đèn LED tàu cá
• 13:58 09/05/2024

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác chống khai thác IUU

Từ năm 2017 đến nay, các cấp, các ngành, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU đã có nhiều nỗ lực trong tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật. Xây dựng hệ thống theo dõi, kiểm soát, giám sát tàu cá, đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước, giảm dần số vụ vi phạm.Tuy nhiên, phát triển ngành thủy sản Việt Nam chưa bền vững, chưa gỡ được cảnh báo "thẻ vàng" của Ủy ban châu Âu, chưa tuân thủ đầy đủ quy định chống khai thác IUU...

Đánh bắt xa bờ
• 09:39 08/05/2024

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 00:28 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 00:28 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 00:28 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 00:28 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 00:28 20/05/2024